Tào Tháo cũng từng bao lần thất bại nhưng cũng chẳng bao giờ than vãn với một ai về thất bại, kể cả khi sai cũng tự biết, tự sửa lỗi nhất định không nhận. Người trưởng thành thường cô đơn, bởi họ đã từng than khổ, từng chia sẻ niềm vui, từng đao buồn khi mất mát và họ thấu hiểu được nhân sinh.
Kể khổ cũng có giới hạn, đồng tình cũng có thời hạn. Đừng
khiến bản thân trở nên đáng thương trong lòng người khác, cũng đừng tự hại mình
trở thành hạt cát trong mắt người ta!
Bài viết về cảm ngộ mà bạn có thể quan tâm:
1. Khổ không than: là một loại tu luyện tâm tính
Trên mạng có một câu nói rất nổi tiếng:
"Đừng bao giờ kể khổ với bất kì ai, vì 80% số người
nghe đều không quan tâm, 20% còn lại chỉ lấy làm tr.ò cười."
Khổ không than: là một loại tu luyện tâm tính |
Nghe qua câu nói này có vẻ rất tuyệt tình, nhưng nó lại cho
chúng ta biết một sự thật:
Kể khổ cũng có giới hạn, đồng tình cũng có thời hạn.
Khi đối mặt với đ.au khổ, có rất ít người thật lòng muốn đi
tìm hiểu hết nỗi khổ của bạn. Do đó, khổ mà không than mới là lựa chọn tốt nhất
cho chúng ta.
Người trưởng thành nên có một trái tim thật kiên cường và mạnh
mẽ, đủ sâu sắc để cất giữ một vài chuyện riêng hay bí mật nào đó. Nếu chúng ta
sống nông cạn như một cái dĩa, nghĩ cái gì cũng bày ra trên mặt, có chút buồn
khổ cũng không kiềm chế được mà nói cho cả thiên hạ biết, vậy chắc chắn chỉ khiến
nỗi khổ nâng lên gấp trăm ngàn lần.
Cuộc sống cứ 10 chuyện đã có đến 8, 9 chuyện không được như
ý. Đối với người trí tuệ, họ xem nhẹ nỗi khổ, mà cố gắng nắm bắt 1, 2 phần như
ý kia. Ngược lại, những người cố chấp chỉ biết sống ch. ết trong sự b.ất hạnh của
họ.
Không than khổ không phải vì muốn chúng ta tự kìm nén cảm
xúc bản thân, mà vì muốn chúng ta sớm ngày xem thấu hồng trần. Đó là đại biểu của
một loại trí tuệ gọi là "không đ.ấu tranh vô ích", cũng là một loại
dũng cảm mang tên "dám đối đầu với đau khổ".
Khổ không than không phải vì y.ếu đuối, chuyện gì cũng cắn
răng nhận thiệt thòi vào mình, mà là ít than vãn, học cách buông bỏ những đ.au
khổ không cần thiết.
Rồi đến một ngày nào đó, bạn nhất định sẽ phải cám ơn sự
kiên trì đến cùng của chính mình, đã khiến bản thân không bị cái khổ đ.ánh bại,
mà có thể thờ ơ đối mặt với nó.
Khổ không than, chính là cách để chúng ta có thể im lặng
"lột xác", đợi thời cơ đến, bản thân sẽ trở thành một phiên bản tuyệt
vời nhất!
2. Sướng không khoe: là một loại trí tuệ trầm mặc
Hoa nở một nửa khiến người ta tò mò, rư.ợu s ay một chút để
bảo trì sáng suốt. Làm người nên biết sống khiêm tốn, điệu thấp chính mình; giấu
bớt ánh hào quang, đừng để bản thân sống quá "chói mắt". Đây cũng là
một dạng trí tuệ.
Sướng không khoe, không phải ý nói rằng vui mừng không được
chia sẻ, mà muốn khuyên răn chúng ta đừng để cái vui của mình ảnh hưởng đến niềm
vui của người khác.
So với những người tự mãn, thích ăn miếng trả miếng, những
người sống điệu thấp thế này có thể dễ dàng kiềm chế tính cách của bản thân, khiến
họ không nói lời khó nghe gây tổn thương cho người khác.
Bất kể họ đang đối mặt với những tin đồn x.ấu xa hay lời nói
ác ý thế nào đi nữa, họ vẫn có thể bình tâm, cư xử có chừng mực.
Cuộc sống trước giờ đều là một cuộc thi trí tuệ đầy cam go,
muốn thành công vượt qua mọi chuyện, trước hết là nên quản tốt cái miệng của
chính mình.
Video: #4 cảnh giới tối cao của người trưởng thành
3. Mất không tiếc: là một loại xem nhẹ sáng suốt
"Vườn hoa dù bừa bộn cũng có người ghé, mảnh đất dù cỏ
xanh ngăn nắp cũng chẳng ai tìm." Mặc dù vật phía trước có hơi hỗn loạn,
nhưng vì cảnh sắc xinh đẹp của nó, người ta liền dễ dàng bị m.ê hoặc. Ngược lại,
cỏ dại chỉ là vật tầm thường, không giá trị, làm thế nào cũng không thể khiến
người khác ghé mắt nhìn sang.
Những chuyện trên thế giới này có lẽ cũng tương tự như vậy.
Chúng ta thường bởi vì đi quá nhanh, quá xa, mà dễ dàng lạc vào thế giới đầy phức
tạp. Tự mình đắm chìm trong đó rồi quên đi nơi chúng ta xuất phát, lý do tại
sao bắt đầu.
Trang Tử có câu nói thế này: "Phòng trống thì sáng, cát tường dừng lại."
Một căn phòng để trống mới để lộ sự rộng rãi, thoáng đãng và
sáng sủa của nó. Nếu căn phòng chất đầy đồ đạc, sẽ không còn chỗ để ánh sáng lọt
vào nữa.
Tâm trí con người cũng như vậy, nếu chúng ta có thể vứt bỏ hết
những tạp niệm, rác rưởi trong tâm trí, quét sạch bụi m.ù, thì trái tim sẽ tràn
ngập ánh sáng. Kết quả đương nhiên là thanh thản và tỉnh táo hơn trước.
Nhân sinh trên đời này, ai sớm hiểu buông bỏ phồn hoa, không
níu kéo những bận rộn vô nghĩa, im lặng lắng nghe âm thanh từ sâu thẳm trong
tâm hồn, người đó sẽ sớm đạt được hạnh phúc chân chính trên đời.
Trong một đời hạn hẹp này, người ta không thể lúc nào cũng để
danh và lợi, tiền bạc và địa vị chiếm hết chỗ trong tâm trí mình. Ai vì nó mà bỏ
qua gia đình, hạnh phúc, sức khỏe, quả là một sự thiếu sót và đáng tiếc lớn.
Khi tâm mệt mỏi, hãy cho nó một khoảng thời gian để nghỉ
ngơi, bình tĩnh và sáng suốt trở lại, có như thế bạn mới không tự đánh mất
chính mình, qua đó dễ dàng chấp nhận từ bỏ những thứ dư thừa, không đáng bận
tâm.
"Gặp nguy không loạn" |
4. Nguy không loạn: Là một loại thân tâm kiên cường
"Gặp nguy không loạn" là phản ứng cần có đầu tiên
của người muốn làm nên chuyện lớn.
Dù chuyện có khẩn cấp hay đột ngột đến đâu, bạn càng ít h.oảng
loạn, càng dễ khống chế tình hình.
Sợ hãi là điều không cần thiết, bởi dù sợ cũng không thể
tránh khỏi. Thế nên thay vì hèn nhát trốn tránh hoặc h.oảng sợ, cách tốt nhất vẫn
là bình tĩnh, tập trung suy nghĩ biện pháp giải quyết vấn đề.
Muốn thành công và có cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn sau này,
cách tốt nhất là nên cố gắng đạt được bốn cảnh giới này ngay từ bây giờ.
Nguồn: Sưu tầm
#sangcve #blog #camngonhansinh
Đăng nhận xét