Sang CVE

Sang CVE

Mỗi ngày, hãy làm một việc mà bạn sợ hãi
  • Kênh YoutubeYTB/sangcve2201
  • Fanpage FacebookFB/sangcve2201
  • Liên hệtranbasang.ksxd@gmail.com
  • Số điện thoạiIb Facebook lấy sđt

5 Lỗi Thường Gặp Trong Triển Khai Bản Vẽ Xây Dựng

 5 LỖI KHI TRIỂN KHAI BẢN VẼ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Một hồ sơ thiết kế tốt hay một bộ bản vẽ thi công tốt là hồ sơ thiết kế đó, bản vẽ đó cần phải có đầy đủ nội dung, chi tiết, thông tin rõ ràng. Bản chất của bản vẽ là truyền đạt được thông tin một cách dễ hiểu và dễ đọc nhất đến với người đọc bản vẽ - người mà sẽ thay các nhà thiết kế tạo ra sản phẩm đúng ý tưởng nhất. Sau đây mình xin giới thiệu các bạn 5 lỗi thường gặp phải trong hồ sơ bản vẽ mà mình thường thấy:

Có thể bạn quan tâm: 


1. NÉT - Line weights

Bản vẽ đều nét, không có nét đậm nhạt trong thể hiện bản vẽ sẽ khiến việc đọc bản vẽ khó khăn và có thể gây hiểu nhầm, sai sót trong quá trình triển khai ý tưởng và thi công.

Lỗi bản vẽ đều nét
Lỗi bản vẽ đều nét


Khắc phục:

Nét vẽ phải thể hiện được mối quan hệ giữa hai đối tượng và thứ bậc, tạo chiều sâu và giúp bản vẽ rõ ràng và dễ đọc.

Để xác định nét vẽ cho các đối tượng khác nhau, các bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

- Bạn muốn thể hiện đối tượng nào đầu tiên trong bản vẽ?

- Bản vẽ có sự cân bằng sáng, tối trong diễn họa chưa?

- Các chi tiết trong bản vẽ có thể hiện rõ ràng không?

- Bạn có đang sử dụng cùng một nét vẽ cho tất cả các đối tượng không?

Theo quy định tại Tiêu chuẩn TCVN 5570:2012 thì đường nét trong bản vẽ xây dựng phải đảm bảo đều, rõ ràng, chính xác với từng loại nét.

Cụ thể là:

- Nét rất đậm d, dùng để diễn đạt đường bao của mặt cắt.

- Nét đậm d/2, dùng để diễn đạt đường bao của mặt bằng, mặt đứng.

- Các nét còn lại thường lấy d/4.

“d” bên trên được chọn tùy vào tỉ lệ và kích thước thật bản vẽ thường thì theo độ dày như: 0,13 mm; 0,18 mm; 0,25 mm; 0,35 mm; 0,5 mm; 0,7 mm; 1 mm; 1,4 mm; 2 mm

2. Khoảng cách, tỉ lệ chữ số, kích thước không đồng đều

Bản vẽ sẽ không thể nào đẹp, chuẩn, nếu khoảng cách giữa các kích thước không đồng đều, ghi chú chữ, số to nhỏ khác nhau trong cùng một bản vẽ. Điều này làm hồ sơ bản vẽ của bạn không có tính chuyên nghiệp, mất thiện cảm với khách hàng, đơn vị thi công.

Khắc phục:

Tạo một hệ thống kích thước, chữ, số phù hợp với các tỉ lệ bản vẽ khác nhau để đồng nhất kích thước cho tất cả các bản vẽ, tạo sự thống nhất.

Hiện tại, với việc thể hiện bản vẽ đa phần bằng Autocad thì mình có một mẹo riêng mình để làm sao khi in bản vẽ ra giấy đảm bảo chữ, số đẹp rõ và chuẩn. Chúng ta làm như sau:

Khi vẽ chúng ta sẽ không scale bản vẽ xuống để vừa khung bản vẽ và khổ giấy mà chúng ta scale khung bản vẽ lớn để bao vừa bản vẽ. Sau đó tùy vào dự án lớn nhỏ mà kích thước bản vẽ trên Autocad sẽ lớn nhỏ khác nhau.

Kích thước chữ thông thường chúng ta dễ đọc nhất là 10px (đối với chú thích và kích thước), 14px (đối với tên bản vẽ, kí hiệu), mà 1 px = 0.846mm vậy kích thước chữ dễ đọc nhất đối với bản vẽ thực tế là vào khoản 8.5mm và 12mm. Vậy khi ta nhân khung bản vẽ lên bao nhiêu lần trong Autocad thì chữ cũng phải nhân bấy nhiều lần x 8.5 và 12. Ví dụ ta nhân khung lên 100 lần TL 1-100 thì chữ là vào khoản 85 và 120mm.

3. Thiếu mô tả, ghi chú vật liệu:

Mô tả thiết kế, ghi chú vật liệu giúp người đọc hình dung thiết kế dễ dàng hơn, thuận tiện cho việc báo giá, và đặc biệt giúp việc thi công bám sát với thiết kế.

Khắc phục:

Mô tả và ghi chú vật liệu cho các không gian thiết kế, các chi tiết đặc biệt bằng kí hiệu.

Bản vẽ có đính kèm hồ sơ vật liệu để thể hiện thông tin vật liệu rõ ràng và khi cần thay đổi vật liệu sẽ dễ dàng hơn.

4. Thiếu chi tiết:

Một lỗi thường thấy nhất trong bản vẽ là thiếu chi tiết triển khai, chỉ vẽ bản vẽ sơ sài. Điều này có thể dẫn đến việc thiết kế một đằng, thi công một nẻo, sau đó sẽ bị mất thời gian và tốn kém vì phải chỉnh sửa trong quá trình thi công.

Khắc phục:

Bản vẽ phải thể hiện được các chi tiết chung: len tường, trần, sàn... và các chi tiết đặc biệt trong thiết kế.

Thể hiện đầy đủ và có sự thống nhất liên hệ thông tin giữa các các bản vẽ.

Tóm lại: phần 3 và 4 là người thể hiện bản vẽ cần phải có kiến thức vững về chuyên môn, miêu tả được hết các ý tưởng, bản vẽ cần diễn đạt cơ bản nhưng đầy đủ, tránh tình trạng thông tin mơ hồ, không rõ ý cần diễn đạt trên bản vẽ. Bản vẽ tốt là bản vẽ mà bất cứ ai cũng hiểu và đọc được.

Còn những lỗi gì nữa anh cứ góp ý bênh dưới phần bình luận để chúng ta cùng tham khảo nhé!

#sangcve #banve #loithehienbanve

Nhận xét

LH Sang CVE