Sang CVE

Sang CVE

Học tập và hỗ trợ mang công nghệ vào xây dựng
  • Liên hệtranbasang.ksxd@gmail.com
  • Số điện thoại0822-415-145

Phong thủy tốt xấu nằm ở tâm tính con người

Phong thủy quan trọng nhất của đời người không nằm ở thế đất đẹp hay xấu, cũng không nằm ở phần mộ tổ tiên có phúc lộc hay không mà lại nằm ở tâm tính của mỗi người. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ.

Câu chuyện về phong thủy

Có câu chuyện kể về một gia chủ nọ mời thầy phong thủy đến để xem long mạch. Trên đường dẫn thầy phong thủy tới khu phần mộ nhà mình, anh ta bỗng nói: “Hay là chúng ta quay về đi, tôi thấy chim chóc bay toán loạn thế kia, chắc hẳn là lũ trẻ trong làng đang trèo lên cây hạnh nhân hái trộm quả rồi. Nếu thấy có người đi qua, thể nào chúng cũng hoảng hốt mà bỏ chạy, chẳng may đứa trẻ nào ngã xuống có mệnh hệ gì thì thật là nguy hiểm”.

Anh ta vừa dứt lời, thầy phong thủy đã gật gù tâm đắc:

“Nghe anh nói vậy, tôi biết là không cần phải xem phong thủy nhà anh nữa. Anh biết lo nghĩ cho người khác như vậy thì dẫu có làm gì cũng đều sẽ thuận buồm xuôi gió”. Biết lo nghĩ cho người khác và phong thủy gia trạch thì có liên quan gì đến nhau? Trong lòng anh ta thấy khó hiểu bèn hỏi lại, thầy phong thủy trả lời: “Anh không biết sao?

Phong thủy lớn nhất của đời người chính là nhân phẩm!”

Câu chuyện trên cho chúng ta biết rằng, phong thủy quan trọng nhất của đời người không nằm ở gia trạch, thế đất, hay phần mộ tổ tiên, mà lại nằm ở tâm tính của mỗi người. Một người luôn hành thiện tích đức thì dẫu sống ở nơi phong thủy không thuận lợi cũng có thể biến chuyển thành tốt, còn người lòng dạ hẹp hòi xấu xa thì dẫu có địa thế tốt cũng sẽ tự mình phá hỏng.

Phong thủy tốt xấu nằm ở tâm tính con người
Phong thủy tốt xấu nằm ở tâm tính con người


Làm thế nào để dưỡng thành phong thủy tốt?

Để dưỡng thành phong thủy thì điều trọng yếu chính là bồi dưỡng phúc đức của tự mình. Hết thảy đều đến từ việc tu Thân – Khẩu – Ý của một người mà ra.

Thứ nhất, hiếu kính cha mẹ

Có câu nói rằng: “Bách thiện Hiếu vi tiên” (trong hàng trăm cái thiện thì chữ Hiếu đứng đầu). Đầu nguồn của phong thủy nằm ở hiếu kính cha mẹ, thờ cúng tổ tiên; cội rễ ăn sâu thì cành lá sẽ tự nhiên nảy nở mà sum suê.

Một người không hiếu thuận cha mẹ thì tuyệt đối không thể phát lộc phát tài được. Bởi không hiếu thuận cha mẹ, họ cũng không biết cách tôn trọng bề trên, không biết cách tôn trọng đồng nghiệp và hết thảy mọi người, công tác sinh hoạt thường ngày do đó cũng sẽ không thuận lợi;một đời trắc trở liên miên, vào những lúc then chốt khó tránh khỏi thất bại.

Thứ hai, không nói xấu, không nghĩ xấu người khác 

Có câu nói rằng: “Nhân tâm sinh nhất niệm, Thiên Địa tận giai tri” (tâm người động một niệm, Trời Đất đều biết hết); lại cũng có câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh”. Mỗi một lời nói xấu, mỗi một hành động xấu, thậm chí mỗi một ý nghĩ xấu dẫu có thể che mắt thế nhân thì cũng không thể che mắt được ông Trời. Bởi vậy, muốn có phúc lộc dồi dào và tương lai sáng sủa thì cần giữ cho từng lời nói,từng ý niệm và từng hành vi của mình được ngay chính.

Thứ ba, không sát sinh

Cái gọi là địa thế phong thủy tốt chính là ở những nơi dồi dào sinh khí. Sát sinh sẽ tạo thành oan hồn nghiệp chướng, khiến cho âm thịnh mà dương suy, vậy làm sao có thể là nơi đắc địa cho được?

Thứ tư, không tranh đua với đời

Ở đây không phải nói rằng con người không cần nỗ lực bản thân để hoàn thiện chính mình. Mà chính là, trong các mối quan hệ giữa người với người, trong những tranh giành lợi ích thì nên biết nhường một chút, nhẫn nhịn một chút. “Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”, biển cả vì biết hạ thấp mình mà trở thành nơi dung nạp của trăm sông nghìn suối, con người biết nhẫn nhịn bao dung mới trở nên vĩ đại, quang minh.

Nói tóm lại, người có phúc thì dẫu ở nơi nào cũng là nơi phúc địa. Vì phong thủy tốt hay xấu là do tâm người, thì điều quan trọng nhất là phải tự mình tu dưỡng lấy mình. Bản thân có tu dưỡng, hoàn cảnh cũng theo đó mà biến đổi theo. Có người nói rằng: Ai cũng biết phong thủy dưỡng người, nhưng lại không biết rằng con người mới dưỡng thành phong thủy, là có ý như vậy!

#sangcve #phongthuy #phongthuynhao

Nhận xét

Bài viết phổ biến

TCCS 41:2022/TCĐBVN-Quy trình khảo sát, thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu

TCCS 41:2022/TCĐBVN đưa ra hướng dẫn chi tiết từ khảo sát, thiết kế đến nghiệm thu nền đường ô tô đắp trên đất yếu nhằm đảm bảo độ bền vững và an toàn giao thông. Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 41:2022/TCĐBVN, ban hành bởi Tổng cục Đường bộ Việt Nam, quy định các yêu cầu cơ bản về khảo sát và thiết kế nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu. Tiêu chuẩn này áp dụng cho cả nền đắp đường cao tốc và các cấp đường ô tô khác. Bạn có thể tải trực tiếp tài liệu TCCS 41:2022/TCĐBVN từ trang web của Cục Đường bộ Việt Nam Các bạn có thể tham khảo thêm  TCCS31:2020/TCĐBVN  hoặc các tiêu chuẩn khác  trên website sangcve.com Nội dung chính của Tiêu chuẩn TCCS 41:2022/TCĐBVN - Quy trình khảo sát, thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu: 1. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho việc khảo sát và thiết kế nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu ở Việt Nam. Áp dụng cho các cấp đường, bao gồm cả cao tốc và đường cấp thấp hơn. 2. Nguyên tắc chung Cần xác định đầy đủ điều kiện địa chất, địa hình, thủy văn...

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 31 : 2020/TCĐBVN ĐƯỜNG Ô TÔ - TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT

TCCS 31 : 2020/TCĐBVN   QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CƠ SỞ T Ổ NG CỤC TRƯỞNG T Ổ NG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006; Căn cứ Nghị định số 1 27/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ Q uy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chu ẩ n và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn; Căn cứ Quyết định số 35/2018/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải; Căn cứ văn bản số 954 1 /BGTVT-KHCN ngày 22/9/2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc công b ố tiêu chu ẩ n cơ sở “Đường ô tô - Tiêu chuẩn khảo sát”; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố Tiêu chuẩn cơ ...

Thi thử chứng chỉ tư vấn giám sát hạ tầng kỹ thuật đề số 3

Thi thử chứng chỉ tư vấn giám sát hạ tầng kỹ thuật 20:00 HẾT GIỜ LÀM BÀI! I. Phần Pháp luật xây dựng chung bao gồm (6 câu hỏi). 1. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án nào sau đây? a. Dự án từ nhóm B trở lên; b. Dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý; c. Đáp án a và b đúng d. Các dự án trên địa bàn phụ trách Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án từ nhóm B trở lên; dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý; 2. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, những công tác gì được liệt kê dưới đây thuộc giai đoạn chuẩn bị dự án? a. Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư b. Lập, thẩm định, phê duyệ...

TCVN 9437:2012 Khoan thăm dò địa chất công trình

  TCVN 9437:2012 là tiêu chuẩn Việt Nam về khoan thăm dò địa chất công trình. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp khoan trong khảo sát địa chất công trình, nhằm đảm bảo thu thập mẫu đất, đá và nước ngầm phục vụ cho thiết kế và xây dựng công trình. Một số nội dung chính của TCVN 9437:2012: Phạm vi áp dụng và các quy định chung Phương pháp khoan (khoan xoay, khoan đập, khoan ống mẫu...) Các yêu cầu về thiết bị khoan, dung dịch khoan Cách lấy mẫu và bảo quản mẫu đất, đá, nước ngầm Yêu cầu về lập hồ sơ khoan, ghi chép tài liệu thực tế Các bạn cũng có thể tham khảo tiếu chuẩn  TCCS41:2022/TCĐBVN  hoặc các tiêu chuẩn khác trên SangCVE.com Dưới đây là tóm tắt cơ bản về tiêu chuẩn TCVN 9437:2012 Khoan thăm dò địa chất công trình: 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khoan thăm dò địa chất công trình nhằm thu thập các mẫu đất, đá, nước ngầm phục vụ khảo sát địa chất trong xây dựng. 2. Các phương pháp khoan Gồm các phương phá...

TCVN 4119-1985: ĐỊA CHẤT THỦY VĂN – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4119:1985 về Địa chất thủy văn – Thuật ngữ và định nghĩa được ban hành năm 1985, áp dụng trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và sản xuất thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản. ​ Tiêu chuẩn này cung cấp các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến địa chất thủy văn, bao gồm: ​ Địa chất thủy văn: Khoa học nghiên cứu về nước dưới đất, bao gồm nguồn gốc, điều kiện tồn tại, quy luật vận động, động thái, các tính chất vật lý và hóa học của nước dưới đất; mối quan hệ của nước với môi trường xung quanh và ý nghĩa kinh tế của chúng. ​ Nước dưới đất: Nước tồn tại trong thạch quyển ở tất cả các trạng thái vật lý. ​ Nước ngầm: Nước dưới đất của tầng chứa nước thường xuyên và nằm trên lớp cách nước đầu tiên tính từ mặt đất. ​ Nước artesian (nước áp lực): Nước dưới đất nằm giữa hai lớp cách nước, có áp lực đủ để tự phun lên khi khoan hoặc đào đến. ​ Đới không bão hòa: Phần của vỏ Trái Đất nằm giữa mặt đất và mực nước ngầm, nơi các lỗ hổng trong đất đá không hoàn toàn chứa đ...

Thống kê website

LH Sang CVE