Sang CVE

Sang CVE

Học tập và hỗ trợ mang công nghệ vào xây dựng
  • Liên hệtranbasang.ksxd@gmail.com
  • Số điện thoại0822-415-145

TCVN 9401:2012 KỸ THUẬT ĐO VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU GPS TRONG TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH

 TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9401:2012
KỸ THUẬT ĐO VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU GPS TRONG TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH
Technical of measuring and Processing GPS data in engineering survey
Lời nói đầu
TCVN 9401:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 364:2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9401:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN9401_2012_sangcve
TCVN 9401:2012 
Các bạn cũng có thể xem thêm QCVN 04:2009/BTNMT và các tiêu chuẩn khác  trên website SangCVE.com 

KỸ THUẬT ĐO VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU GPS TRONG TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH
Technical of measuring and Processing GPS data in engineering survey
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về việc đo và xử lý số liệu GPS khi thành lập lưới khảo sát công trình, lưới khống chế mặt bằng phục vụ thi công và quan trắc chuyển dịch ngang công trình.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9398:2012, Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này có sử dụng một số thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Ca đo (Observation session)
Quãng thời gian thu tín hiệu liên tục trên trạm đo từ lúc bật máy đến lúc tắt máy.
3.2
Đo đồng bộ (Simultaneous observation)
Trị số đo của hai máy thu trở lên thu tín hiệu của cùng một vệ tinh.
3.3
Vòng đo đồng bộ (Simultaneous observation loop)
Vòng khép của các véc tơ do 3 máy đo cùng ca trở lên hợp thành.
3.4
Vòng khép độc lập (Independent observation loop)
Vòng khép của các vectơ cạnh độc lập hợp thành.
3.5Độ cao ăngten (Antenna height)
Độ cao tính từ tâm trung bình của pha ăngten thu đến tâm mốc.
3.6
Lịch vệ tinh (Ephemeris)
Giá trị tọa độ trên quỹ đạo của vệ tinh ở các thời điểm khác nhau. Lịch vệ tinh được phát dưới hai loại: lịch vệ tinh quảng bá và lịch vệ tinh chính xác.
3.7
Lịch vệ tinh quảng bá (Broadcast ephemeris)
Tín hiệu vô tuyến do vệ tinh phát ra chứa thông tin dự báo tham số quỹ đạo của vệ tinh ở thời gian nào đó.
3.8
Lịch vệ tinh chính xác (Precise ephemeris)
Tham số quỹ đạo vệ tinh do một vài trạm theo dõi xác định qua xử lý tổng hợp dùng vào định vị vệ tinh chính xác.
3.9
Véc tơ cạnh đơn (Single baseline)
Véc tơ cạnh tính từ một cặp ăngten thu ở hai điểm bất kỳ cùng ca đo.
3.10
Tổ hợp véc tơ cạnh độc lập (Multiple baseline)
m -1 véc tơ cạnh độc lập được giải từ m -1 phương trình trị đo bất kỳ khi đo đồng bộ với m máy thu.
3.11
Hiệu pha bậc một (sai phân bậc 1) (Single differential)
Hiệu trị đo pha đến cùng một vệ tinh của hai trạm đo GPS cùng ca đo.
3.12
Hiệu pha bậc 2 (sai phân bậc 2) (Double differential)
Hiệu của hai pha bậc một của hai vệ tinh đo được từ hai trạm đo GPS cùng ca đo.
3.13
Hiệu pha bậc 3 (sai phân bậc 3) (Triple differential)
Hiệu của hai hiệu pha bậc hai của hai trạm đo đến một cặp vệ tinh ở hai thời điểm khác nhau.
3.14
Tỷ lệ loại bỏ số liệu (Percentage of data rejection)
Tỷ lệ giữa số lượng trị đo loại bỏ và số lượng trị đo cần có.
4. Ký hiệu
GPS là viết tắt của cụm từ Global Positioning System;
WGS - 84 là viết tắt của cụm từ World Geodetic System - 1984;
HN - 72) là viết tắt của cụm từ Hà Nội năm 1972;
(VN - 2000) là viết tắt của cụm từ Việt Nam năm 2000;UTM là viết tắt của cụm từ Universal Transverse Mercator;
SV là viết tắt của cụm từ Space Vehicle;
PDOP là viết tắt của cụm từ Position Dilution of Precision;
UTC là viết tắt của cụm từ Universal Time Coordinate;
SNR là viết tắt của cụm từ Signal Noise Ratio.
5. Quy định chung
5.1. Việc đo GPS trong trắc địa công trình cần được tiến hành theo một phương án kỹ thuật đã được phê duyệt nhằm xác định chính xác các giá trị tọa độ điểm GPS phục vụ cho việc thành lập lưới trắc địa công trình trong thời gian ngắn và đạt hiệu quả kinh tế cao, theo quy định tại TCVN 9398:2012.
5.2. Đo GPS trong trắc địa công trình được tiến hành theo các trình tự sau: xem thêm...
Để dowload tiêu chuẩn vui lòng click vào nút "DOWLOAD" bên dưới vvv
Hoặc coppy đường link dự phòng:
 https://drive.google.com/file/d/1iMEDirRX5l3LbOSmX1yH4TdVPg76nl-V/view?usp=sharing
Để cần hỗ trợ vấn đề gì vui lòng để lại thông tin dưới phần bình luận SangCVE sẽ hỗ trợ sau, cám ơn!


Nhận xét

Bài viết phổ biến

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 31 : 2020/TCĐBVN ĐƯỜNG Ô TÔ - TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT

TCCS 31 : 2020/TCĐBVN   QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CƠ SỞ T Ổ NG CỤC TRƯỞNG T Ổ NG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006; Căn cứ Nghị định số 1 27/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ Q uy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chu ẩ n và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn; Căn cứ Quyết định số 35/2018/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải; Căn cứ văn bản số 954 1 /BGTVT-KHCN ngày 22/9/2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc công b ố tiêu chu ẩ n cơ sở “Đường ô tô - Tiêu chuẩn khảo sát”; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố Tiêu chuẩn cơ ...

TCCS 41:2022/TCĐBVN-Quy trình khảo sát, thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu

TCCS 41:2022/TCĐBVN đưa ra hướng dẫn chi tiết từ khảo sát, thiết kế đến nghiệm thu nền đường ô tô đắp trên đất yếu nhằm đảm bảo độ bền vững và an toàn giao thông. Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 41:2022/TCĐBVN, ban hành bởi Tổng cục Đường bộ Việt Nam, quy định các yêu cầu cơ bản về khảo sát và thiết kế nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu. Tiêu chuẩn này áp dụng cho cả nền đắp đường cao tốc và các cấp đường ô tô khác. Bạn có thể tải trực tiếp tài liệu TCCS 41:2022/TCĐBVN từ trang web của Cục Đường bộ Việt Nam Các bạn có thể tham khảo thêm  TCCS31:2020/TCĐBVN  hoặc các tiêu chuẩn khác  trên website sangcve.com Nội dung chính của Tiêu chuẩn TCCS 41:2022/TCĐBVN - Quy trình khảo sát, thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu: 1. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho việc khảo sát và thiết kế nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu ở Việt Nam. Áp dụng cho các cấp đường, bao gồm cả cao tốc và đường cấp thấp hơn. 2. Nguyên tắc chung Cần xác định đầy đủ điều kiện địa chất, địa hình, thủy văn...

Thi thử chứng chỉ tư vấn giám sát hạ tầng kỹ thuật đề số 3

Thi thử chứng chỉ tư vấn giám sát hạ tầng kỹ thuật 20:00 HẾT GIỜ LÀM BÀI! I. Phần Pháp luật xây dựng chung bao gồm (6 câu hỏi). 1. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án nào sau đây? a. Dự án từ nhóm B trở lên; b. Dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý; c. Đáp án a và b đúng d. Các dự án trên địa bàn phụ trách Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án từ nhóm B trở lên; dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý; 2. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, những công tác gì được liệt kê dưới đây thuộc giai đoạn chuẩn bị dự án? a. Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư b. Lập, thẩm định, phê duyệ...

TCVN 9437:2012 Khoan thăm dò địa chất công trình

  TCVN 9437:2012 là tiêu chuẩn Việt Nam về khoan thăm dò địa chất công trình. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp khoan trong khảo sát địa chất công trình, nhằm đảm bảo thu thập mẫu đất, đá và nước ngầm phục vụ cho thiết kế và xây dựng công trình. Một số nội dung chính của TCVN 9437:2012: Phạm vi áp dụng và các quy định chung Phương pháp khoan (khoan xoay, khoan đập, khoan ống mẫu...) Các yêu cầu về thiết bị khoan, dung dịch khoan Cách lấy mẫu và bảo quản mẫu đất, đá, nước ngầm Yêu cầu về lập hồ sơ khoan, ghi chép tài liệu thực tế Các bạn cũng có thể tham khảo tiếu chuẩn  TCCS41:2022/TCĐBVN  hoặc các tiêu chuẩn khác trên SangCVE.com Dưới đây là tóm tắt cơ bản về tiêu chuẩn TCVN 9437:2012 Khoan thăm dò địa chất công trình: 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khoan thăm dò địa chất công trình nhằm thu thập các mẫu đất, đá, nước ngầm phục vụ khảo sát địa chất trong xây dựng. 2. Các phương pháp khoan Gồm các phương phá...

TCVN 4119-1985: ĐỊA CHẤT THỦY VĂN – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4119:1985 về Địa chất thủy văn – Thuật ngữ và định nghĩa được ban hành năm 1985, áp dụng trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và sản xuất thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản. ​ Tiêu chuẩn này cung cấp các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến địa chất thủy văn, bao gồm: ​ Địa chất thủy văn: Khoa học nghiên cứu về nước dưới đất, bao gồm nguồn gốc, điều kiện tồn tại, quy luật vận động, động thái, các tính chất vật lý và hóa học của nước dưới đất; mối quan hệ của nước với môi trường xung quanh và ý nghĩa kinh tế của chúng. ​ Nước dưới đất: Nước tồn tại trong thạch quyển ở tất cả các trạng thái vật lý. ​ Nước ngầm: Nước dưới đất của tầng chứa nước thường xuyên và nằm trên lớp cách nước đầu tiên tính từ mặt đất. ​ Nước artesian (nước áp lực): Nước dưới đất nằm giữa hai lớp cách nước, có áp lực đủ để tự phun lên khi khoan hoặc đào đến. ​ Đới không bão hòa: Phần của vỏ Trái Đất nằm giữa mặt đất và mực nước ngầm, nơi các lỗ hổng trong đất đá không hoàn toàn chứa đ...

Thống kê website

LH Sang CVE