Sang CVE

Sang CVE

Học tập và hỗ trợ mang công nghệ vào xây dựng
  • Liên hệtranbasang.ksxd@gmail.com
  • Số điện thoại0822-415-145

Thi thử chứng chỉ tư vấn giám sát hạ tầng kỹ thuật đề số 1

Thi thử chứng chỉ tư vấn giám sát hạ tầng kỹ thuật

20:00
HẾT GIỜ LÀM BÀI!
thi-thu-chung-chi-de-so-1


I. Phần Pháp luật xây dựng chung bao gồm (6 câu hỏi).

1. Các hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của pháp luật nào dưới đây?

  • a. Pháp luật về xây dựng
  • b. Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đầu tư công
  • c. Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu
  • d. Pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan

Các hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của Pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan

2. Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào?

  • a. Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
  • b. Tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
  • c. Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện
  • d. Tất cả các quy định tại a, b và c

Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo: - Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan - Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện

3. Những chủ thể nào bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian thi công xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp?

  • a. Chủ đầu tư xây dựng công trình
  • b. Nhà thầu thi công xây dựng công trình
  • c. Nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình
  • d. Cả 3 chủ thể nêu tại a, b và c

Chủ đầu tư xây dựng công trình bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian thi công xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp

4. Chủ thể nào phải chịu trách nhiệm chính về an toàn lao động trên công trường?

  • a. Chủ đầu tư
  • b. Nhà thầu thi công xây dựng công trình
  • c. Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
  • d. Cả a, b và c

Nhà thầu thi công xây dựng công trình chịu trách nhiệm chính về an toàn lao động trên công trường.

5. Trước khi ký kết hợp đồng EPC các bên phải thỏa thuận cụ thể những nội dung chủ yếu nào sau đây?

  • a. Phạm vi công việc dự kiến thực hiện theo hợp đồng EPC; Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, loại, cấp công trình; quy mô, công suất và phương án sản phẩm được lựa chọn, năng lực khai thác sử dụng;
  • b. Các thông tin về các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn của khu vực nơi xây dựng công trình; Các yêu cầu về thiết kế xây dựng và một số thông số thiết kế ban đầu;
  • c. Bao gồm cả nội dung a và b
  • d. Không bao gồm nội dung a và b

Trước khi ký kết hợp đồng EPC các bên phải thỏa thuận cụ thể những nội dung chủ yếu sau đây:
- Phạm vi công việc dự kiến thực hiện theo hợp đồng EPC; Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, loại, cấp công trình; quy mô, công suất và phương án sản phẩm được lựa chọn, năng lực khai thác sử dụng;
- Các thông tin về các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn của khu vực nơi xây dựng công trình; Các yêu cầu về thiết kế xây dựng và một số thông số thiết kế ban đầu;

6.Hợp đồng trong hoạt động xây dựng theo hình thức giá có những loại nào?

  • a. Hình thức trọn gói, hình thức theo thời gian
  • b. Hình thức điều chỉnh giá, Hình thức theo đơn giá cố định
  • c. Bao gồm các hình thức nêu tại a và b
  • d. Không có hình thức nào nêu tại a và b

Hợp đồng trong hoạt động xây dựng theo hình thức giá có những loại sau đây:
- Hình thức trọn gói, hình thức theo thời gian
- Hình thức điều chỉnh giá, Hình thức theo đơn giá cố định

II. Câu hỏi pháp luật về xây dựng theo từng lĩnh vực (4 câu)

1. Ai là người có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng?

  • a. Nhà thầu thi công xây dựng
  • b. Chủ đầu tư
  • c. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng
  • d. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

Chủ đầu tư là người có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng

2. Thẩm quyền kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu thi công?

  • a. Tư vấn thiết kế
  • b. Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư
  • c. Đơn vị kiểm định độc lập
  • d. Cả ba đáp án trên

Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư có thẩm quyền kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu thi công

3. Nhật ký thi công xây dựng công trình do ai lập?

  • a. Chủ đầu tư
  • b. Nhà thầu thi công xây dựng
  • c. Đơn vị tư vấn giám sát lập
  • d. Cả ba đáp án trên

Nhật ký thi công xây dựng công trình do Nhà thầu thi công xây dựng lập.

4. Nội dung nào sau đây không thuộc nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình?

  • a. Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng.
  • b. Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng.
  • c. Từ chối nghiệm thu khi sản phẩm thiết kế không đạt yêu cầu về chất lượng.
  • d. Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng.

Từ chối nghiệm thu khi sản phẩm thiết kế không đạt yêu cầu về chất lượng không phải là nội dung thuộc nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình

III.Phần Kiến thức chuyên môn dành cho các lĩnh vực bao gồm (15 câu hỏi).

1. Tiêu chí để giám sát?

  • a. Giám sát thi công đúng thiết kế được phê duyệt, đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng
  • b. Giám sát theo đúng ý kiến của bên thiết kế
  • c. Giám sát theo lệnh ghi trong giấy giao việc của chủ đầu tư
  • d. Giám sát theo hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài.

Tiêu chí để giám sát: Giám sát thi công đúng thiết kế được phê duyệt, đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng

2. Những quy định khi sử dụng máy đào một gầu đào móng có cho phép để lại lớp bảo vệ không?

  • a. Khi sử dụng máy đào một gầu để đào móng, để tránh phá hoại cấu trúc địa chất đặt móng, cho phép để lớp bảo vệ.
  • b. Bề dày lớp bảo vệ đáy móng (cm) tùy thuộc dùng máy đào có dung tích gầu (m3) lớn hay bé mà quyết định theo tiêu chuẩn
  • c. Thợ khéo tay, đào không cần lớp bảo vệ.
  • d. Nếu dưới nền không có cọc thì không cần để lớp bảo vệ.

Những quy định khi sử dụng máy đào một gầu đào móng có cho phép để lại lớp bảo vệ: Khi sử dụng máy đào một gầu để đào móng, để tránh phá hoại cấu trúc địa chất đặt móng, cho phép để lớp bảo vệ.

3. Yêu cầu về bố trí mạch ngừng thi công khi đổ bê tông đáy bể chứa như sau:

  • a. Tại vị trí bất kỳ đối với đáy bể chứa có kích thước lớn nhất ở mặt bằng không quá 20m.
  • b. Song song với cạnh ngắn đáy bể đối với đáy bể chứa có kích thước lớn nhất ở mặt bằng không quá 20m.
  • c. Không được để mạch ngừng thi công đối với đáy bể chứa có kích thước lớn nhất ở mặt bằng không quả 20m.
  • d. Không được để mạch ngừng thi công đối với mọi loại đáy bể chứa

Yêu cầu về bố trí mạch ngừng thi công khi đổ bê tông đáy bể chứa không được để mạch ngừng thi công đối với đáy bể chứa có kích thước lớn nhất ở mặt bằng không quả 20m.

4. Khi kiểm tra chất lượng và sức chịu tải của cọc khoan nhồi nhà cao tầng bằng công tác thử tĩnh, cọc thí nghiệm phải được dừng thí nghiệm khi xảy ra một trong các hiện tượng sau:

  • a. Số đọc cơ sở ban đầu không chính xác.
  • b. Độ lún lớn nhất của cọc tại cấp tải trọng 2.0 lần tải thiết kế sau 24 giờ bằng 2% đường kính cọc.
  • c. Độ lún lớn nhất của cọc tại cấp tải trọng 2.5 lần tải thiết kế sau 24 giờ bằng 2% đường kính cọc.
  • d. Độ lún dư bằng 5mm.

Khi kiểm tra chất lượng và sức chịu tải của cọc khoan nhồi nhà cao tầng bằng công tác thử tĩnh, cọc thí nghiệm phải được dừng thí nghiệm khi số đọc cơ sở ban đầu không chính xác.

5. Kiểm tra giám sát việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc được tiến hành như sau:

  • a. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt độ sâu ép cọc theo thiết kế;
  • b. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép lớn nhất Pmax;
  • c. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép nhỏ nhất Pmin;
  • d. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép nhỏ nhất Pmin, sau đó ghi chép cho từng 20cm đến khi kết thúc.

Kiểm tra giám sát việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc được tiến hành cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép nhỏ nhất Pmin, sau đó ghi chép cho từng 20cm đến khi kết thúc.

6. Yêu cầu kiểm tra dung sai cho phép trên mặt láng không được vượt quá giá trị sau:

  • a. Dung sai cao độ: 2cm.
  • b. Dung sai độ dốc: 0.5%
  • c. Dung sai khe hở với thước 3m: 3mm
  • d. Các câu trên đều sai.

Yêu cầu kiểm tra dung sai cho phép trên mặt láng không được vượt quá Dung sai khe hở với thước 3m: 3mm

7. Tần suất kiểm tra độ ngang bằng của hàng, độ thẳng đứng của mặt bên và các góc trong khối xây gạch đá như sau:

  • a. Mỗi tầng kiểm tra một lần.
  • b. Kiểm tra ít nhất 2 lần trong một đoạn cao từ 0.5m đến 0.6m.
  • c. Mỗi 5 hàng gạch kiểm tra 1 lần.
  • d. Kiểm tra một lần khi được mời nghiệm thu hoàn thành.

Tần suất kiểm tra độ ngang bằng của hàng, độ thẳng đứng của mặt bên và các góc trong khối xây gạch đá ít nhất 2 lần trong một đoạn cao từ 0.5m đến 0.6m.

8. Kiểm tra cốt thép sau khi cắt uốn phù hợp với hình dáng kích thước của thiết kế được thực hiện theo các phương án nào?

  • a. Theo từng lô, mỗi lô 100 thanh thép cùng loại, chọn 5 thanh bất kỳ để kiểm tra.
  • b. Theo từng lô, mỗi lô 100 thanh thép cùng loại, chọn 3 thanh bất kỳ để kiểm tra.
  • c. Chọn 5 thanh bất kỳ trong toàn bộ số lượng được mời nghiệm thu để kiểm tra.
  • d. Không kiểm tra công việc này, chỉ nghiệm thu toàn bộ cốt thép cấu kiện trước khi đổ bê tông.

Kiểm tra cốt thép sau khi cắt uốn phù hợp với hình dáng kích thước của thiết kế được thực hiện theo từng lô, mỗi lô 100 thanh thép cùng loại, chọn 5 thanh bất kỳ để kiểm tra.

9. Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là:

  • a. Đầm liên tục trong 5 phút.
  • b. Đầm liên tục trong thời gian do thiết kế quy định.
  • c. Hỗn hợp bê tông ổn định không còn sụt xuống.
  • d. Vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa.

Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa.

10. Kiểm tra chỉ tiêu độ đặc chắc và bám dính của lớp trát với nền trát bằng cách sau:

  • a. Gõ nhẹ lên mặt trát, tất cả những chỗ bộp phải phá ra làm lại.
  • b. Quan sát bằng mắt thường, mặt trát không có vết rạn chân chim, vữa chảy, vết hằn dụng cụ trát...
  • c. Sử dụng thiết bị chuyên ngành để thí nghiệm kiểm tra.
  • d. Kiểm tra theo trình tự thi công, không cần kiểm tra sau khi đã thi công hoàn thành.

Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa.

11. Khi nghiệm thu công tác thi công kết cấu gạch đá, phải kiểm tra một trong những việc sau:

  • a. Chiều dày và độ đặc của các mạch vữa liên kết, vị trí các hàng gạch ngang.
  • b. Việc thi công chính xác các khe lún, khe co giãn.
  • c. Tài liệu xác định mác vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm được sử dụng.
  • d. Tất cả các câu trên đều đúng.

Khi nghiệm thu công tác thi công kết cấu gạch đá, phải kiểm tra:
- Chiều dày và độ đặc của các mạch vữa liên kết, vị trí các hàng gạch ngang.
- Việc thi công chính xác các khe lún, khe co giãn.
- Tài liệu xác định mác vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm được sử dụng.

12. Cấp công trình cấp I của trạm bơm nước thô, nước sạch hoặc tăng áp (bao gồm cả bể chứa nước nếu có) được quy định có công suất như thế nào?

  • a. Lớn hơn hoặc bằng 30.000 m3/ngđ
  • . Lớn hơn hoặc bằng 40.000 m3/ngđ
  • c. Lớn hơn hoặc bằng 50.000 m3/ngđ
  • d. Lớn hơn hoặc bằng 60.000 m3/ngđ

Cấp công trình cấp I của trạm bơm nước thô, nước sạch hoặc tăng áp (bao gồm cả bể chứa nước nếu có) được quy định có công suất Lớn hơn hoặc bằng 40.000 m3/ngđ

13. Đối với mạng lưới cấp nước đô thị, áp lực tự do trong mạng lưới cấp nước chữa cháy phải đảm bảo tối thiểu là bao nhiêu m?

  • . a. ≥ 10m
  • b. ≥ 12m
  • c. ≥ 15m
  • d. ≥ 20m

Đối với mạng lưới cấp nước đô thị, áp lực tự do trong mạng lưới cấp nước chữa cháy phải đảm bảo tối thiểu là ≥ 10m

14. Phải xử lý nước rửa lọc khi trạm/ nhà máy xử lý nước cấp có công suất từ bao nhiêu m3/ngđ trở lên?

  • a. Công suất từ 3 000 m3/ngđ
  • b. Công suất từ 5 000 m3/ngđ
  • c. Công suất từ 10 000 m3/ngđ
  • d. Công suất từ 30 000 m3/ngđ

Phải xử lý nước rửa lọc khi trạm/ nhà máy xử lý nước cấp có công suất từ từ 10 000 m3/ngđ

15. Tỷ lệ sử dụng đất tối đa đối với khu lò đốt trong cơ sở đốt chất thải rắn là?

  • a. 40 %
  • b. 50 %
  • c. 60 %
  • d. 70 %

Phải xử lý nước rửa lọc khi trạm/ nhà máy xử lý nước cấp có công suất từ từ 10 000 m3/ngđ

Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn

Nhận xét

Bài viết phổ biến

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 31 : 2020/TCĐBVN ĐƯỜNG Ô TÔ - TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT

TCCS 31 : 2020/TCĐBVN   QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CƠ SỞ T Ổ NG CỤC TRƯỞNG T Ổ NG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006; Căn cứ Nghị định số 1 27/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ Q uy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chu ẩ n và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn; Căn cứ Quyết định số 35/2018/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải; Căn cứ văn bản số 954 1 /BGTVT-KHCN ngày 22/9/2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc công b ố tiêu chu ẩ n cơ sở “Đường ô tô - Tiêu chuẩn khảo sát”; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố Tiêu chuẩn cơ ...

TCCS 41:2022/TCĐBVN-Quy trình khảo sát, thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu

TCCS 41:2022/TCĐBVN đưa ra hướng dẫn chi tiết từ khảo sát, thiết kế đến nghiệm thu nền đường ô tô đắp trên đất yếu nhằm đảm bảo độ bền vững và an toàn giao thông. Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 41:2022/TCĐBVN, ban hành bởi Tổng cục Đường bộ Việt Nam, quy định các yêu cầu cơ bản về khảo sát và thiết kế nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu. Tiêu chuẩn này áp dụng cho cả nền đắp đường cao tốc và các cấp đường ô tô khác. Bạn có thể tải trực tiếp tài liệu TCCS 41:2022/TCĐBVN từ trang web của Cục Đường bộ Việt Nam Các bạn có thể tham khảo thêm  TCCS31:2020/TCĐBVN  hoặc các tiêu chuẩn khác  trên website sangcve.com Nội dung chính của Tiêu chuẩn TCCS 41:2022/TCĐBVN - Quy trình khảo sát, thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu: 1. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho việc khảo sát và thiết kế nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu ở Việt Nam. Áp dụng cho các cấp đường, bao gồm cả cao tốc và đường cấp thấp hơn. 2. Nguyên tắc chung Cần xác định đầy đủ điều kiện địa chất, địa hình, thủy văn...

Thi thử chứng chỉ tư vấn giám sát hạ tầng kỹ thuật đề số 3

Thi thử chứng chỉ tư vấn giám sát hạ tầng kỹ thuật 20:00 HẾT GIỜ LÀM BÀI! I. Phần Pháp luật xây dựng chung bao gồm (6 câu hỏi). 1. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án nào sau đây? a. Dự án từ nhóm B trở lên; b. Dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý; c. Đáp án a và b đúng d. Các dự án trên địa bàn phụ trách Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án từ nhóm B trở lên; dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý; 2. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, những công tác gì được liệt kê dưới đây thuộc giai đoạn chuẩn bị dự án? a. Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư b. Lập, thẩm định, phê duyệ...

TCVN 9437:2012 Khoan thăm dò địa chất công trình

  TCVN 9437:2012 là tiêu chuẩn Việt Nam về khoan thăm dò địa chất công trình. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp khoan trong khảo sát địa chất công trình, nhằm đảm bảo thu thập mẫu đất, đá và nước ngầm phục vụ cho thiết kế và xây dựng công trình. Một số nội dung chính của TCVN 9437:2012: Phạm vi áp dụng và các quy định chung Phương pháp khoan (khoan xoay, khoan đập, khoan ống mẫu...) Các yêu cầu về thiết bị khoan, dung dịch khoan Cách lấy mẫu và bảo quản mẫu đất, đá, nước ngầm Yêu cầu về lập hồ sơ khoan, ghi chép tài liệu thực tế Các bạn cũng có thể tham khảo tiếu chuẩn  TCCS41:2022/TCĐBVN  hoặc các tiêu chuẩn khác trên SangCVE.com Dưới đây là tóm tắt cơ bản về tiêu chuẩn TCVN 9437:2012 Khoan thăm dò địa chất công trình: 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khoan thăm dò địa chất công trình nhằm thu thập các mẫu đất, đá, nước ngầm phục vụ khảo sát địa chất trong xây dựng. 2. Các phương pháp khoan Gồm các phương phá...

TCVN 4119-1985: ĐỊA CHẤT THỦY VĂN – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4119:1985 về Địa chất thủy văn – Thuật ngữ và định nghĩa được ban hành năm 1985, áp dụng trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và sản xuất thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản. ​ Tiêu chuẩn này cung cấp các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến địa chất thủy văn, bao gồm: ​ Địa chất thủy văn: Khoa học nghiên cứu về nước dưới đất, bao gồm nguồn gốc, điều kiện tồn tại, quy luật vận động, động thái, các tính chất vật lý và hóa học của nước dưới đất; mối quan hệ của nước với môi trường xung quanh và ý nghĩa kinh tế của chúng. ​ Nước dưới đất: Nước tồn tại trong thạch quyển ở tất cả các trạng thái vật lý. ​ Nước ngầm: Nước dưới đất của tầng chứa nước thường xuyên và nằm trên lớp cách nước đầu tiên tính từ mặt đất. ​ Nước artesian (nước áp lực): Nước dưới đất nằm giữa hai lớp cách nước, có áp lực đủ để tự phun lên khi khoan hoặc đào đến. ​ Đới không bão hòa: Phần của vỏ Trái Đất nằm giữa mặt đất và mực nước ngầm, nơi các lỗ hổng trong đất đá không hoàn toàn chứa đ...

Thống kê website

LH Sang CVE